>>>>>>>>>>>>>>>>>>HỘI HỌC SINH THPT TÂN HIỆP<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

TÁC GIẢ HỒ CHÍ MINH

A. TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
TÁC GIẢ HỒ CHÍ MINH
I. Vài nét về tiểu sử ( Sgk) 
- HCM ( 1890 – 1969)tại Kim Liên Nam Đàn Nghệ An trong một gia đình nhà nho. Song thân của người là cụ phó bảng Nguyễn sinh sắc và bà Hoàng Thị Loan. Thời niên thiếu người có tên là nguyễn sinh cung . lúc dạy học ở trường Dục Thanh lấy tên là Nguyễn Tất Thành
-Từ năm 1911, người rời tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Những năm ở nước ngoài Người đã làm đủ mọi nghề để kiếm sống và đi tìm chân lí
-năm 1919, gửi “yêu sách của nhân dân An Nam” đến hội nghị hòa bình ở vec1xay (Pháp)
-1920 tham gia đại hội Tua (Pháp)
-Từ 1923-1924 , Người hoạt động chủ yếu ở Liên Xô,TQ và Thái Lan.
 -1941, Người về nước và thành lập mặt trận Việt Minh , trực tiếp lãnh đạo tổng khởi nghĩa tháng 8 -1945 thành công
- 2/9/1945, Người đọc “ Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước VNDCCH và trở thành chủ tịch nước. từ đó người tiếp tục lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ thắng lợi
-2/9/1969 Người qua đời tại hà Nội
 à Gắn bó trọn đời với dân, với nước, sự nghiệp giải phóng dân tộc của VN & phong trào CM thế giới.
- Là lãnh tụ CM vĩ đại, một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc, để lại một di sản VH quý giá
II. Sự nghiệp văn học
 1. Quan điểm sáng tác
 a. HCM coi văn học trước hết là một vủ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp Cm . Nhà văn là chiến sĩ  trên mặt trận văn hóa tư tưởng - cũng phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ, góp phần đấu tranh phát triển xã hội
  + Trong cảm tưởng đọc thiên gia thi người đã viết :                                                    
“ Nay ở trong thơ nên có thép
 Nhà thơ cũng phải biết xung phong” 
 +  Người còn căn dặn“ Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”
Tư tưởng của người vừa tiếp thu tư tưởng truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc đó là tư tưởng “ ngòi bút đuổi ngàn quân giặc” hay “ chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
            Đâm mấy thàng gian bút chẳng tà”
Đồng thời cũng rất mới mẻ phù hợp với điều kiện lịch sử thực tế của dân tộc.
 b. HCM luôn quan niệm văn chương phải có  tính chân thực & tính dân tộc của VH . Tính chân thực được coi là thước đo giá trị của văn chương nghệ thuật. Người nhắc nhỡ giới nghệ sĩ nên chú ý phát huy cốt cách của dân tộc& đề cao sự sáng tạo, chớ gò bó họ vào khuôn làm mất vẻ sáng tạo. Nhà văn phải tránh lối viết cầu kì, xa lạ. Hình thức của tác phẩm phải trong sáng hấp dẫn, ngôn từ phải chọn lọc.
 c.  HCM đặc biệt coi trọng mục đích, đối tượng thưởng thức để lựa chọn nội dung và hình thức của tác phẩm :Khi cầm bút ,Người bao giờ cũng xuất phát từ đối tượng( viết cho ai?) & mục đích  tiếp nhận( Viết để làm gì?) để quyết định nội dung( Viết cái gì?) & hình thức( Viết như thế nào ?) của tác phẩm
 2. Di sản văn học ( sự nghiệp văn học )
 a.Văn chính luận : 
 -Tác phẩm
 + Trong những thập niên đầu XX với bút danh NAQ trên các tờ báo: Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền 
 + Tiêu biểu nhất là t/p  Bản án chế độ thực dân pháp ->tố cáo đanh thép tội ác của t/d Pháp với các nước thuộc địa   
 + Các văn kiện : Tuyên ngôn độc lập( 1945 ), lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ( 1946 ), Không có gì quý hơn độc lập tự do ( 1966 )
- Mục đích sáng tác: đấu tranh chính trị, tiến công trực diện vào kẻ thù,tố cáo những chính sách tàn bạo của chế độ thực dân, thức tỉnh & giác ngộ quần chúng& thể hiện nhiệm vụ Cm của dân tộc qua những chặng đường lịch sử.đó là những áng văn chính luận mẫu mực, lí lẽ chặt chẽ đanh thép đầy tính chiến đấu .
 b. Truyện và kí  chủ yếu viết bằng tiếng Pháp rất đặc sắc, sáng tạo và hiện đại khi Bác hoạt động ở nước ngoài( 1922 – 1925)
 -Tác phẩm : Lời than vãn của bà Trưng Trắc(1922), cong người biết mùi hun khói, Vi hành, Những trò lố hay Va-ren& Phan Bội Châu
 -Mục đích sáng tác: Vạch trần bộ mặt tàn bạo, xảo trá của bọn thực dân & tay sai; tố cáo tội ác của thực dân pháp và phong kiến tay sai. Đề cao những tấm gương yêu nước,  bộc lộ lòng yêu nước nồng nàn & tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc
c. Thơ ca: đây là lĩnh vực nổi bật trong giá trị sáng tạo văn chương HCM, phản ánh khá phong phú tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau
- Tác phẩm : Nhật kí trong tù( Ngục trung nhật kí), thơ HCM ( sáng tác ở Việt Bắc ), thơ chữ Hán HCM
 - Nghệ thuật : Vừa mang màu sắc cổ điển vừa mang tinh thần hiện đại
3. Phong cách nghệ thuật: HCM có một phong cách nghệ thuật độc đáo, đa dạng, hấp dẫn. Thơ văn của HCM kết hợp sâu sắc nhuần nhuyễn  quan hệ giữa chính trị và văn học, giữa tư tưởng và nghệ thuật , giữa truyền thống và hiện đại .
 a.Văn chính luận 
Thường ngắn gọn,súc tích, tư duy sắc sảo,lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến & giàu tri thức văn hóa,  đa dạng về bút pháp(khi ôn tồn khi đanh thép, mạnh mẽ & hùng hồn)
 b. Truyện và kí: đặt nền mong cho nền văn xuôi CM
 Giàu trí tuệ và rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ & nghệ thuật trào phúng có sự sắc bén, thâm thúy của phương Đông, vừa có cái hài hước, hóm hỉnh của phương Tây.Vừa chủ động vừa sáng tạo, tiếng cười tuy còn nhẹ nhàng, hóm hỉnh  nhưng thâm thúy sâu cay.
c.  Thơ ca: phong phú, đa dạng , thể hiện sâu sắc & tinh tế vẻ đẹp tâm hồn HCM
+ những bài thơ tuyên truyền lời lẽ giản dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ thuộc, dễ nhớ, có sức tác động lớn :Dân cày, Công nhân, ca binh lính…
+ Thơ nghệ thuật hàm súc,uyên thâm, giàu tính nghệ thuật  có sự kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển & hiện đại, chất trữ tình & tính chiến đấu : Chiều tối, Giải đi sớm…

0 nhận xét: