>>>>>>>>>>>>>>>>>>HỘI HỌC SINH THPT TÂN HIỆP<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Thơ Vui


Thơ tình kế toán Yêu em, anh chấp nhận đầu tư dài hạn

        Dẫu biết mình tài sản chẳng hơn ai
        Phải bổ sung bằng nguồn vốn đi vay
        Chỉ mong được có em trong vòng tay duyên Nợ

        Ta quen nhau cũng gần hai niên độ
        Biết bao nhiêu nghiệp vụ đã phát sinh
        Tình yêu đâu là tài sản hữu hình
        Mà sao cứ hao mòn theo năm tháng

        Ta gặp nhau trong mỗi kỳ kế toán
        Cứ ngỡ tình mình lãng mạn quá đi
        Gặp thường xuyên, anh sợ khoản phải chi
        Mà định kỳ em lại không đồng ý

        Em đâu hiểu cùng tình yêu còn song hành tình phí
        Anh phải hạch toán làm sao cho hợp lý cả hai bên

        Xa em rồi anh mới lại hiểu thêm
        Đường đến tim em phải dự phòng đau khổ
        Để có tình yêu đôi khi đành chịu lỗ
        Nhưng tình yêu đâu phân bổ được nhiều lần

        Đến bây giờ anh vẫn mãi phân vân
        Không hiểu tình yêu có cần tìm nguyên giá
        Nỗi đau kia có thành Nợ mà anh phải trả
        Xin để anh kết chuyển hết vào tim

        Em có về xem lại nhật ký chung
        Kỷ niệm một thời ta cũng nhau ghi sổ
        Anh dự toán tình ta không dang dở
        Em thì thầm: "Đừng ghi đỏ nhé anh!"

        Thư tình anh bản báo cáo mong manh
        Anh trao vội không thuyết trình gì cả
        Bởi anh nghĩ ta không còn xa lạ
        Chế độ hiện hành đã nói hộ lòng anh

        Những lời yêu thực tế đích danh
        Những tâm sự bình quân anh nói được
        Những ước mơ nhập sau mà xuất trước
        Em mỉm cười ghi nhận hết lòng anh

        Còn nhớ không em những buổi chiều
        Những chiều mưa chứng từ nào tả xiết
        Lời nồng nàn anh trao em chi tiết
        Thật dịu dàng em tổng hợp hết tình anh

        Em trở về nhận lại vốn liên doanh
        Kiểm kê lại những lần anh sơ ý
        Kỷ niệm dẫu thừa xin em đừng xử lý
        Để anh mãi coi là chi phí dở dang...

Đỏ mặt vì... thơ

Có một câu danh ngôn rằng: “Nghệ thuật không có sự phi luân, sự tục tĩu xuất hiện khi nghệ thuật chấm dứt”. Thơ là một bộ môn nghệ thuật, thơ vần “Ôn” cũng thuộc gia đình thơ. Tuy nhiên lâu nay nhiều nhà thơ, “lều thơ” đều tránh làm thơ vần “Ôn” bởi vì nó vốn khó làm, dễ bị bí từ và đặc biệt là nó “nhạy cảm”, vì vậy mới có thơ rằng:

Làm thơ nên tránh vần “ôn”
Bởi dễ đụng chạm tâm hồn chị em


Thơ tả cảnh của “lều thơ” Cử Tạ thì có bài:

Sầm Sơn biển động sóng dập dồn
Trời chiều ửng rạng bóng hoàng hôn
Cô em váy ngắn tơ hơ nướng
Mực  đỏ dần lên trước lửa cồn

(Vịnh Nướng Mực Sầm Sơn)

Hay:
Trời mưa gió giật mái tôn
Giọt trời rơi xuống vọng tiếng ồn
Giật mình tỉnh giấc đôi nam nữ
Vơ vội xiêm y sợ hết hồn

(Vịnh ngủ ngày)

Cũng có những câu thơ vần ôn theo trường phái liêu trai:
Lây phây mưa rắc trên cồn
Nam thanh nữ tú ghé môi hôn
Gió thổi từng cơn nghe giật giật
Luồn qua áo váy lạnh tím hồn


Thơ miêu tả cảnh vợ chồng khó ngủ:

Nửa đêm hàng xóm nói chuyện ồn
Vợ chồng khó ngủ thấy bồn chồn
Nghĩ đi nghẫm lại thấy cũng ổn
Ông bà đang mong cháu đích tôn


Có anh đi cua gái nhiều thì đúc rút kinh nghiệm như sau:
Các cô là chúa hay khôn
Đi chơi rõ tốn mới cho hôn
Đã hôn thì sẽ không thể trốn
Kết cục các cô sẽ... lâm bồn


Đỏ mặt vì... tranh (XEM TRỌN BỘ)
Nhưng các anh chàng thi sĩ rượu say mới là những người xổ thơ vần “ôn” nhiều nhất:
Nhớ ai như nhớ mùi cồn
Nhớ con mực nướng lò tôn hôm nào.
Nhớ ai lòng dạ bồn chồn
Nhớ bữa nhậu ấy mình nôn vào tường

(Thi sỹ say)

Sáng ra ngủ dậy thấy buồn nôn
Đêm qua uống rượu hột vịt lộn
Thôi kệ cứ để tự nó nôn
Cho người đỡ mệt, chứ không nôn
Ruột gan phèo phổi chắc không ổn
Kẻo rồi đi viện phí hơi tốn

(Rượu ngon)

Có anh bác sỹ chuyên phẫu thuật thẩm mỹ thì viết “nhật ký”:

Sáng ra ngồi uống cà phê chồn
Gặp người phụ nữ tuổi sồn sồn
Vòng một của em vãi linh hồn
Như là vừa cấy si-li-côn
Hoặc là chí ít cũng phải độn
Ngu ngơ anh bỗng hóa dại khôn
...


Đấy là những câu thơ vần “ôn” ít nhiều còn mang tính “gừng” thuật (sắp đạt đến “nghệ thuật”), còn kiểu vần “ôn” dưới đây có bị đánh giá là nghệ thuật “dưới rốn 10 thốn” không thì tùy bạn đọc cảm nhận:

Chợ Đồng Xuân có tin đồn
Một em bán trứng vịt lộn rất ngon

Thơ vui: Hà Nội cái gì cũng rẻ

Hà Nội cái gì cũng rẻ
Phim rạp sáu chục 1 vé
(Nếu mà mua qua chị “phe”
Thì lên trăm “k” còn bé)
Hà Nội cái gì cũng rẻ
2 ngàn - trà đá vỉa hè
(Trời nắng thì giá tăng… nhẹ
4 ngàn 1 cốc… be bé
Trà nhạt như nước lá me)
Hà Nội cái gì cũng rẻ
10 ngàn một ký… cave
(Nhưng mà cũng không… “sạch sẽ”
Chỉ được cái vẻ “màu mè”)
Hà Nội chỗ nào cũng… tè
Bờ tường, cột điện, bến xe
Một mùi “thơm” thật mạnh mẽ
Cứ ngỡ Chanel, Arpège…
(Con đường gốm sứ ven đê
Đàn ông thì khỏi nói nhé
Chị em cũng “ấy” sè… sè)
Hà Nội nói tục lắm nhé
Còn dùng tiếng lóng mới “phê”
(Toàn tên bộ phận… sinh đẻ
Đảm bảo chỉ cần thoáng nghe
Mặt đã đỏ lên rồi nhé!)
Hà Nội hung hăng thấy ghê
Va chạm một tí đã hằm hè
Xông vào đấm đá, chửi thề
Mặt sưng quả bưởi, quả lê
(Đấy là còn ít đấy nhé
Chỉ cần thiếu chút kìm chế
Nhẹ thì được “khiêng về quê”
Nặng thì coi như tàn phế)
Hà Nội giao thông cũng “ghê”
Còi xe bấm không hạn chế
Đánh võng, lạng lách vè vè
Đường tắc lao cả lên hè
Đèn đỏ vẫn phóng mải mê
Cứ không cảnh sát là ô kê
Cầu vượt thì cứ mặc kệ
Băng đường bên dưới sợ… giề
(“Người phố” phải đi như thế
Văn hóa là do mình “chế”
Như vậy thì nó mới “phê”)
Hà Nội phục vụ rất tệ
Bán hàng mặt như “đâm lê”
Hất hàm chỉ khách để xe
Mặc cả - nghe chửi lộn mề
Ăn uống nhỡ buột miệng chê
Bị mắng như mắng… lợn sề
(Mất tiền chả được làm thượng đế
Lại còn mang tiếng “nhà quê”)
Hà Nội cũng khoái số đề
Cụ già, cụ trẻ đều mê
Thậm chí có người còn “phê”
Dọn nhà ra tít… bờ đê
(Hàng xóm bỗng thấy vắng vẻ
Gọi điện thì tò… tí… te
Hóa ra người ta đã “té”
Trốn gặp lũ đòi nợ thuê)
Hà Nội lắm tệ nạn ghê
Massage, tẩm quất, cà phê
Gội đầu, thư giãn, ê hề
Nói chung là… Bê-Sa-Mê
(Khách xa xin cẩn thận nhé
Kẻo không, chả có quần về)
Hà Nội có nhiều cái nể
“Dưng” mà cũng lắm điều chê
Nếu có thời gian ngồi kể
Chắc là dài đủ lê thê
(Thôi thì cuộc đời vẫn thế
Tặc lưỡi cho đỡ… tái tê
Sống gắng làm người… tử tế
Giấy rách phải giữ lấy lề)

Đâu chỉ "Một trà, một rượu, một đàn bà"

Hôm nay 5 tháng 9 năm 2012, cách đây đúng 142 năm nhà thơ Tú Xương ra đời. Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên khai sinh là Trần Duy Uyên, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (sau đổi thành phố Hàng Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định). Ông chỉ sống ở trên cõi đời này có 37 năm nhưng đã để lại cho hậu thế hơn trăm bài thơ đủ mọi thể loại thơ từ Thất ngôn bát cú; tứ tuyệt; phú; văn tế; câu đối; hát nói; lục bát. Ở thể loại nào Tú Xương cũng tỏ ra là một nghệ sĩ bậc thầy.
Nguyễn Công Hoan suy tôn Tú Xương là bậc “thần thơ thánh chữ”. Xuân Diệu xếp hạng Tú Xương thứ 5 sau ba thi hào dân tộc (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương) và Đoàn Thị Điểm.
Nhân dịp sinh nhật ông, Cười 24H (từ lâu vốn ngưỡng mộ ông, coi Tú Xương như ông tổ của dòng thơ hài hước, châm biếm Việt Nam) xin mạn phép múa trộm “bàn phím” ít dòng để tỏ lòng tưởng nhớ đến tiền nhân.

Tú Xương rất đẹp trai! 
Trong tất cả các tài liệu nói về Tú Xương tuyệt nhiên không thấy có ảnh, nhưng dáng hình cụ Tú chắc chắn là cực kỳ đẹp trai, phong độ. Điều này được Cười 24H “suy luận” qua bài thơ của người bạn học tên Lương Ngọc Tùng tả về ông:
“Cùng làng, cùng phố, học cùng trường
Nhớ rõ hình dung cụ Tú Xương,
Trán rộng, tai dày, da tựa tuyết,
Mồm tươi, mũi thẳng, mắt như gương.
Tiếng vàng sang sảng ngâm thơ phú,
Gót ngọc khoan khoan dạo phố phường.
Mấy chục năm trời đà vắng bóng,
Nghìn năm còn rạng dấu thư hương” 

Không đẹp trai sao được khi: Trán rộng, da trắng, mồm tươi, mũi thẳng, mắt sáng, thư sinh? Cũng chính vì đẹp trai như vậy nên các cô gái mê Tú Xương như điếu đổ, đến nỗi mới 16 tuổi Tú Xương đã phải lên giường - xin lỗi, lên đường lấy vợ.

*
* *

Tú Xương cũng mê tín? 
Cả cuộc đời Tú Xương hầu như chỉ gắn liền với thi cử, tổng cộng 8 lần, đó là các khoa: Bính Tuất (1886); Mậu Tý (1888); Tân Mão (1891); Giáp Ngọ (1894); Đinh Dậu (1897); Canh Tý (1900); Quý Mão (1903) và Bính Ngọ (1906). Sau 3 lần hỏng thi mãi đến lần thứ tư khoa Giáp Ngọ (1894) ông mới đậu tú tài, nhưng cũng chỉ là tú tài thiên thủ (lấy thêm). Sau đó không sao lên nổi cử nhân, mặc dù đã khá kiên trì theo đuổi. Khoa Quý Mão (1903) Trần Tế Xương đổi tên thành Trần Cao Xương tưởng rằng bớt đen đủi, nhưng rồi vẫn trượt vỏ chuối, Tú Xương đã cáu sườn đến độ thốt ra thơ:
“Tế đổi làm Cao mà chó thế,
Kiện trông ra tiệp hỡi trời ôi!”


*
* *

Tên Tú Xương được dùng để quảng cáo lò luyện thi! 
Ăn theo câu chuyện Tú Xương nổi tiếng thi hỏng, ngày nay có một trung tâm luyện thi đã quảng cáo rằng: “Bạn có biết rằng có những người thi tới 8 lần không đỗ, mặc dù họ không hề kém, đó là ai, xin thưa đó chính là Tú Xương! Vậy tại sao Tú Xương thi 8 lần đều trượt? Bởi vì Tú Xương đã không tới luyện thi đại học tại trung tâm của chúng tôi. Hãy đến trung tâm luyện thi đại học X, địa chỉ Y, số điện thoại Z để có số phận khác Tú Xương”.

*
* *

Tú Xương là nhà báo! 
Tú Xương có thể coi như là một nhà báo đầu tiên ở VN vì tính báo chí trong thơ ông thể hiện rất rõ (trộm vía, nếu sống ở thời nay thì chí ít ông cũng là tổng biên tập một tờ nào đó).
Thơ Tú Xương như một tấm ảnh ghi lại những gì xung quanh, nào là ăn cắp vào nhà pha, nào sư ở tù, mán ngồi xe, nào cảnh mẹ vợ ngủ với chàng rể, cô ký lấy lẽ v.v...
Cũng rất gần báo chí là cái tư duy bám sát hiện tượng và sự vật của thơ Tú Xương. Ông thích mô tả, mà không thích tổng hợp vội, khái quát non. Nhân vật ông nói tới phải có cái tên cụ thể (ông ấm Điềm, ông cử Nhu, ông đồ Bốn...), địa điểm xảy ra hành động cũng là những phố, những làng có thật (Hàng Lờ, Hàng Nâu, Hàng Sắt v.v...). Đặc biệt, với Tú Xương bắt đầu cả loạt thơ chân dung viết về đủ loại: ông đốc, ông phủ, ông đội, ông lang, ông cò, cô đầu, lái buôn, bợm già, công chức thuộc địa v.v... Những con người có thật đó vào thơ ông sống động linh hoạt như ở ngoài đời mà vẫn gợi ra những ý nghĩ khái quát mà các bài báo sắc sảo phải có. Nhiều sáng tác của Tú Xương hình như được viết rất nhanh. Sự việc vừa xảy ra là ông có thơ ngay. Lại có những bài ông làm theo theo đơn đặt hàng của người khác, mà vẫn chân thành, sâu sắc và gửi gắm được tâm sự riêng của mình. Cái lối viết có vẻ như không cần cảm hứng này đích thị là một kiểu rất gần với báo chí hiện đại. Nếu là nhà báo, Tú Xương sẽ là một nhà báo viết được nhiều đề tài, thể loại khác nhau. Trong khi bị gò bó ở thể thơ thất ngôn, ông vẫn tỏ ra là một ngòi bút phóng túng, có thể “xoay phỏm” đủ kiểu, từ phóng sự, đặc tả cho tới tạp ghi, phiếm luận, nhàn đàm... thậm chí là cả dịch thuật nữa.

*
* *

Tú Xương là “thần tượng” của đàn ông Việt! 
Chỉ với 4 câu thơ, Tú Xương đã làm đàn ông VN đến tận hàng trăm năm sau vẫn tỏ rõ sự “ngưỡng mộ, biết ơn” khi ông đã nói rõ lòng họ một cách đầy công khai nhưng cũng thật... tinh tế trong bài thơ Ba cái lăng nhăng đáng được lọt vào top những bài thơ đi cùng năm tháng:
Một trà một rượu một đàn bà,
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta.
Chừa được cái gì hay cái nấy,
Có chăng chừa rượu với chừa trà! 


Nữ sinh thời nay

Nữ sinh bây giờ ngộ lắm nghe
Đi học là thích phóng xe khói mù
Tốp ba tốp bảy đánh đu
Em ơi xe… chẳng có dù nhảy đâu.
Nữ sinh bây giờ thấy mà rầu
Tay dao tay gậy lâu lâu… đi quyền
Tả tơi một trận đảo điên
Tan tành rớt cả chữ duyên đằng nào.
Nữ sinh bây giờ thật vậy sao
Vũ trường em lắc kiểu chân cao chân dài
Chào mẹ là âu - vờ - nai
Chào cha là hỏi tiền xài thâu đêm.
Nữ sinh bây giờ ơi hỡi em
Phải chăng em tính khóa rèm tương lai
Thôi xin, xin để áo dài
Hồn nhiên bay giữa nắng mai sân trường!

0 nhận xét: